26/11/2011, 05:57
Người đọc bản tuyên ngôn độc lập (cũng là tác giả) cất lời là vào ngay vấn đề, nhằm thẳng mục tiêu; xác định một chân lý, nghĩa là khẳng định một chủ quyền.
Nước Việt Nam là của người Việt Nam. Chân lý bao giờ cũng giản dị đối với người sáng suốt, có thiện chí muốn tiếp thu nó. Còn đối với những kẻ có tà tâm bị lợi lộc ích kỷ làm cho mù, cho điếc, không còn muốn thấy sự thật, muốn nghe lẽ phải thì rất khó tiếp thu. Phải giải thích. Tốt nhất là dựa vào những lý lẽ có uy thế từ lâu.
Đối tượng được nghe trước hết là một triệu đồng bào trong cuộc biểu tình, là hai mươi lăm triệu nhân dân cả nước đang hướng về Thủ đô Cách mạng…Tất nhiên chúng ta hiểu được nước ta là của ta. Ta hiểu từ lâu rồi, từ bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ta đã khẳng định như thế nhiều lần, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hoặc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
(Bình Ngô đại cáo)
Nhưng trong hai mươi lăm triệu tất cũng có người còn ngơ ngác bàng hoàng vì cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi quá nhanh, chưa kịp tĩnh tâm để xóa được ngay những luận điệu xảo trá tung ra liên tục tám chục năm qua. Và, có hiểu rồi, nhắc lại cũng không sao. Có những sự thật nghe hàng nghìn lần vẫn thấy sảng khoái.
Mặt khác, đối tượng nghe đâu phải chỉ có Việt Nam.
Còn có “Đồng Minh”, có Mỹ, tên trùm tư bản quốc tế, đã trở thành tên đế quốc đầu sỏ sau đại chiến. Có Pháp đang hí hửng giơ vuốt, nhe nanh. Hồ Chí Minh hôm nay, Nguyễn Ái Quốc hôm qua còn lạ gì bụng dạ chúng. Lấy ngay lời nói của chính các bậc tiền bối của chúng, những lời tuyên bố trịnh trọng trong những hoàn cảnh lịch sử vĩ đại mà chúng không thể biết. Chúng cố tình quên thì nhắc lại. Nhắc lại những lời chí lý của những người Mỹ cách đấy chỉ gần hai trăm năm cũng có hoàn cảnh bị áp bức, bị làm nhục như Việt Nam. Câu nói của tên thủ tướng Anh Uy – Liêm như còn văng vẳng bên tai: “Hễ Mỹ làm ra dù chỉ một sợi len, một miếng sắt móng ngựa là bản chức sẽ cho lính sang đóng đầy xứ ngay lập tức.”
Mười lăm năm sau bản Tuyên ngôn của Mỹ là bản Tuyên ngôn của Pháp, của những người Pháp không chịu được cái phải cõng trên lưng, đội trên đầu mấy chú quý tộc, mấy anh tăng lữ, không chịu được câu nói hống hách vô nghĩa của mấy tên vua: “Trẫm muốn, ấy là pháp luật”.
Hồ Chủ Tịch khổng chỉ lấy lại lời nói hay của người xưa mà còn giải thích, bình luận, khái quát, nâng lên một tầm vóc cao hơn, rộng hơn, mới hơn. Từ hạnh phúc cá nhân, người nâng lên vấn đề “quyền sống quyền sung sướng và quyền tự do” của các dân tộc. Không chỉ một cá nhân có quyền bình đẳng về quyền lợi với một cá nhân khác mà các dân tộc đều sinh ra bình đẳng với nhau về mọi mặt, nghĩa là một dân tộc dù nhỏ bé, dù thuộc chủng tộc da đen, da vàng cũng có quyền bình đẳng với một dân tộc lớn thuộc chủng tộc da trắng của nước tiên tiến nhất Âu, Mĩ. Cuộc tranh đấu ấy cũng là mục tiêu lớn, nội dung lớn của thời đại chúng ta, thời đại mở cửa đầu của Cách mạng tháng Mười, thời đại mà tính chất sẽ được khẳng định trong hội nghị 81 họp năm 1960 tại Ma-xcơ-va. Thực tế cách mạng đã xác định tính thiên tài trong cách nhìn, cách nghĩ của vị lãnh tụ đã từng là đại biểu của các dân tộc thuộc địa và bênh vực họ không biết mệt mỏi trong các hội nghị quốc tế.
Đoạn văn mở đầu hết sức gọn, súc tích. Hai câu trích bổ sung cho nhau. Một lời bình luận, một câu kết thúc, gói lại thật chặt, thật vững.
“Thế mà…”
Chỉ một lớp chuyển tiếp là đủ mở ra hết nội dung của đoạn sau. Nó như một tiếng thở dài uất hận, một lời phê phán nghiêm khắc những kẻ muối mặt, cố tình làm bậy. Và thế là Bản án chế độ thực dân Pháp đã từng được đưa ra trước tòa án lịch sử cách đấy hai mươi năm lại được tóm tắt đưa ra lần nữa trước công luận Việt Nam và thế giới.
Vẫn là lập trường dân tộc rộng rãi của người viết, vẫn là lòng căm giận quân cướp nước thể hiện bằng những lời lẽ súc tích, đanh thép. Những động từ, tính từ, trạng từ đều hết sức nặng để miêu tả bản chất bọn chúng (thẳng tay chém giết, ràng buộc dư luận, cướp không ruộng đất, hàng trăm thứ thuế vô lý…) Vẫn lòng xót xa đối với đất nước lầm than ở tính trữ tình và câu văn giàu hình ảnh (khiến dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu). Vẫn cái giọng châm biếm, đả kích sắc sảo, trí tuệ (thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại trong năm năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật).
Bản tuyên ngôn này chỉ khái quát hai loại tội ác về chính trị và kinh tế, đủ nhắc nhở đồng bào tăng cường cảnh giác và để dùng làm một luận cứ cho lí lẽ của bản Tuyên ngôn: Pháp không có quyền nói đến chuyện “bảo hộ” Việt Nam.
Hết tội xa đến tội gần.
Bọn thực dân Pháp cũng như mọi kẻ áp bức, lúc còn quyền hành thì hống hách, hung bạo, lúc thất thế thì đê hèn, mất hết, mất hết liêm sỉ, giẫm lên nhân phẩm để bám lấy chút sống thừa. Quỳ gối đầu hàng Nhật, chúng gây bao nhiêu tội ác. Đối với nhân dân Việt Nam mà chúng vẫn rêu rao được chúng “bảo hộ”, “khai hóa”, chúng quàng thêm một ách lên đầu. Kết quả thảm hại, cụ thể mà lịch sử Việt Nam và nhân loại ghi bằng chữ máu không thể phai mờ với thời gian là hai triệu người đã chết đói “chỉ riêng từ Quảng Trị đến Bắc Kì”.
Đối với Đồng minh là phe của chúng, chúng phản bội, chúng biến Việt Minh là những người đứng về phe Đồng Minh thành kẻ thù chính, và “thẳng tay khủng bố”.
Nhiều động từ miêu tả được dùng để vẽ lên hình ảnh thảm bại của chúng: quỳ gối đầu hàng, mở cửa rước Nhật, bỏ chạy…Trong sự việc nêu ở câu cuối của đoạn văn mỗi chữ dùng, mỗi nét phác họa đều có ý nghĩa (thậm chí, nhẫn tâm, giết nốt số đông tù chính trị…).
Đối lập với cái ti tiện, cái dã man của chúng là lượng hải hà, là những hành động văn minh của nhân dân ta. Cũng chỉ là những hiện tượng lịch sử. Nhưng đặt vào đây nó có tác dụng như một thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật lên cái khác nhau về bản chất giữa ta và địch, khẳng định thêm về chất nhân đạo của dân ta. Đối với kẻ tay còn đẫm máu Việt Nam, nhân dân và cách mạng Việt Nam vẫn giúp họ, cứu họ, bảo vệ họ. Ba động từ biểu hiện ba hình thái tương quan với kẻ thù, ba trạng thái cụ thể của lòng nhân đạo Việt Nam. Giúp là đối với kẻ còn chủ động, muốn vượt biên giới tránh cái họa của chủ nghĩa phát xít Nhật. Ta thêm cho họ một cái đẩy tay giúp họ vượt được ranh giới giữa mong muốn và hiện thực. Cứu là đối với những kẻ bất lực, trong một tình thế nguy nan tuyệt vọng, những kẻ bị giam trong nhà tù Nhật, chỉ chờ ngày tận số…Ta phá cũi sổ lồng, cứu những con mồi của thần chết. Bảo vệ là đối với những con người đang còn bị đe dọa. Ta cứu họ rồi lại còn tiếp tục bảo vệ, không chỉ tính mạng mà còn cả tài sản nữa. Cái chu đáo của lòng nhân đạo Việt Nam là như thế.
Vậy thì giữa những người Việt Nam như thế và những người Pháp như trên, ai bảo hộ ai? Và người Pháp có quyền gì đối với Việt Nam nữa không?
Việc tính sổ trên đã có thể giải đáp rõ ràng.
Thêm vào đó là một sự thực rành rành: từ tháng 9 - 1940 khi Nhật tràn qua Lạng Sơn vào Việt Nam, Pháp đã đầu hàng Nhật, đã bán chủ quyền nước ta cho Nhật. Về mặt pháp lý, một vật đã bán cho người khác tất thuộc quyền sở hữu của người đó. Và ta đã lấy lại vật ta đã mất từ tay Nhật. Như thế là về mọi mặt, dứt khoát Pháp không còn quan hệ gì với Việt Nam nữa. Bản tuyên ngôn có thể dõng dạc tuyên bố "thoát li hẳn quan hệ với Pháp".
Những từ, những ý lập lại (Sự thật là mùa thu...Sự thật là dân ta...) những ý phủ định thèm vào song song tạ các vế để nhấn mạnh (của Nhật, chứ không phải của Pháp) như chồng chất thêm những tầng lớp cản, ngăn cách dứt khoát mọi thứ bắt mối ảo tưởng về chủ quyền của người Pháp trên đất Việt Nam. Những trạng từ dùng trong quan hệ với Pháp: thoát li hẳn, xóa bỏ hết, xóa bỏ tất cả, như những nhát gươm sắc chém ngọt vào sợi dây dợ còn dính díu.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời không phải là một sự thật ngẫu nhiên. Đó là bước phát triển của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam vĩ đại. Chủ nghĩa anh hùng đó đã "đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ" bằng vô vàn những cuộc khởi nghĩa quật đổ những ngai vàng mà cuối cùng là của vương triều nhà Nguyễn mục nát. Bảo Đại buộc phải thoái vị để làm một người nông dân.
Chủ nghĩa anh hùng đó đã "đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay "bằng gươm súng, bằng máu xương của những Trương Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và của những chiến sỹ vô sản bất khuất kiên cường.
"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị". Một câu trong những câu hiếm của văn chương, cô đúc bao sự kiện lịch sử.
Cảnh về chiều của các tầng lớp thống trị thật buồn, mà những động tác gợi ra ở những điên viên lịch sử trên sân khấu Việt Nam thì thật ngoạn mục. Một kẻ chạy thục mạng đâm đầu xuống hố diệt vong. Một kẻ giơ tay nhận lấy phận đầu hàng. Một kẻ tụt từ trên ngai xuống, hai tay run rẩy nộp ấn, kiếm.
Động từ từ nhanh đến chậm. Nhịp câu văn từ nhanh, chậm lại, rồi ngừng như một chuyến tàu vét lịch sử lao từ xa tới, chậm lại để ngừng vĩnh viễn.
Ách thực dân, họa phát xít, tệ quân quyền, những rác rưởi ấy bị quét sạch, dọn chỗ đón một quốc gia mới, một chế độ mới. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời.
Những lẽ phải không ai chống cãi được, những lẽ phải mà Đồng minh đã công nhận trong các văn kiện còn chưa ráo mực ở hội nghị quốc tế Tê-hê-ran và Cự Kim Sơn, những hành động gan góc mấy năm qua cũng nhằm mục tiêu như Đồng minh: tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, củng cố cái quyền tồn tại của nước Việt Nam mới.
Nhưng trên hết và cơ bản nhất là quyết tâm vững như bàn thạch của cả một dân tộc có bốn nghìn năm bất khuất nói lên qua tiếng nói của vị Chủ tịch đâu tiên của mình: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập".
Ba đoạn cuối của bản tuyên ngôn độc lập là những đoạn văn thép: chất thép của ý chí Hồ Chí Minh, của ý chí Việt Nam.
Chất thép trong lập luận buộc Đồng minh phải công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam, lấy lời của họ để ràng buộc họ. "Chúng tôi tin rằng...". Tin có ý nghĩa tu từ. Mềm đấy, mà rắn đấy. Tin là tỏ vẻ tôn trọng họ, giá định phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là cách buộc họ phải tự trọng, nghĩa là buộc họ không được có sự bất nhất giữa lời nói và việc làm, "Không thể khong công nhận" quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. "Không thể không" hai phủ định nghe vẫn chắc chắn hơn một khẳng định.
Chất thép trong câu tiếp ở cái kết luận tất yếu của một thứ tam đoạn luận độc đáo vì có một vế ẩn mà lại rất rõ. Một dân tộc không chịu khuất phục, đã liên tục chiến đấu chống mọi ách nô lệ Pháp cũng như Nhật, dân tộc đó phải được độc lập. Phe Đồng minh gồm toàn những nước tự do. Một nước đứng về phe Đồng minh, cùng lí tưởng, cùng chiến đấu. Nước đó phải được tự do. Dân tộc đó là dân tộc Việt Nam. Vậy dân tộc Việt Nam phải được độc lập, nước Việt Nam phải được tự do.
Dân tộc, tự do, độc lập. Những từ thiêng liêng đó trở lại cùng với những tính từ gan góc, những trạng ngữ: 80 năm nay, mấy năm nay, những khẳng định: phải được nhưng hùng dũng gõ nhịp trong một điệp khúc của một bài hùng ca đòi quyền sống.
Chất thép trong đoạn cuối cùng là ở tính chất trịnh trọng của bản tuyên bố về một sự thực, về quyết tâm bảo vệ bằng bất cứ giá nào sự thực đó. "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập...Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Mỗi từ, mỗi từ đều có sức nặng và sau đó những lời thề thiêng liêng thét lên từ cửa miệng của một triệu người, trên cái âm vang của làn sóng bốn nghìn năm bất khuất càng thêm vững chắc. Bản tuyên ngôn kết thúc dứt khoát ngoan cường như một lời thách thức. Những kẻ thù của Việt nam mù quáng vì lòng tham, không đủ khôn ngoan sáng suốt lần lượt lao đầu vào chất thép Việt Nam và sẽ nghiệm thấy thấm thía cái ghê gớm trong lời cảnh báo của một Hồ Chí Minh, cảu một Việt Nam dân chủ cộng hòa.
(Lược trích GV Nguyễn Trác)
Nước Việt Nam là của người Việt Nam. Chân lý bao giờ cũng giản dị đối với người sáng suốt, có thiện chí muốn tiếp thu nó. Còn đối với những kẻ có tà tâm bị lợi lộc ích kỷ làm cho mù, cho điếc, không còn muốn thấy sự thật, muốn nghe lẽ phải thì rất khó tiếp thu. Phải giải thích. Tốt nhất là dựa vào những lý lẽ có uy thế từ lâu.
Đối tượng được nghe trước hết là một triệu đồng bào trong cuộc biểu tình, là hai mươi lăm triệu nhân dân cả nước đang hướng về Thủ đô Cách mạng…Tất nhiên chúng ta hiểu được nước ta là của ta. Ta hiểu từ lâu rồi, từ bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ta đã khẳng định như thế nhiều lần, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hoặc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
(Bình Ngô đại cáo)
Nhưng trong hai mươi lăm triệu tất cũng có người còn ngơ ngác bàng hoàng vì cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi quá nhanh, chưa kịp tĩnh tâm để xóa được ngay những luận điệu xảo trá tung ra liên tục tám chục năm qua. Và, có hiểu rồi, nhắc lại cũng không sao. Có những sự thật nghe hàng nghìn lần vẫn thấy sảng khoái.
Mặt khác, đối tượng nghe đâu phải chỉ có Việt Nam.
Còn có “Đồng Minh”, có Mỹ, tên trùm tư bản quốc tế, đã trở thành tên đế quốc đầu sỏ sau đại chiến. Có Pháp đang hí hửng giơ vuốt, nhe nanh. Hồ Chí Minh hôm nay, Nguyễn Ái Quốc hôm qua còn lạ gì bụng dạ chúng. Lấy ngay lời nói của chính các bậc tiền bối của chúng, những lời tuyên bố trịnh trọng trong những hoàn cảnh lịch sử vĩ đại mà chúng không thể biết. Chúng cố tình quên thì nhắc lại. Nhắc lại những lời chí lý của những người Mỹ cách đấy chỉ gần hai trăm năm cũng có hoàn cảnh bị áp bức, bị làm nhục như Việt Nam. Câu nói của tên thủ tướng Anh Uy – Liêm như còn văng vẳng bên tai: “Hễ Mỹ làm ra dù chỉ một sợi len, một miếng sắt móng ngựa là bản chức sẽ cho lính sang đóng đầy xứ ngay lập tức.”
Mười lăm năm sau bản Tuyên ngôn của Mỹ là bản Tuyên ngôn của Pháp, của những người Pháp không chịu được cái phải cõng trên lưng, đội trên đầu mấy chú quý tộc, mấy anh tăng lữ, không chịu được câu nói hống hách vô nghĩa của mấy tên vua: “Trẫm muốn, ấy là pháp luật”.
Hồ Chủ Tịch khổng chỉ lấy lại lời nói hay của người xưa mà còn giải thích, bình luận, khái quát, nâng lên một tầm vóc cao hơn, rộng hơn, mới hơn. Từ hạnh phúc cá nhân, người nâng lên vấn đề “quyền sống quyền sung sướng và quyền tự do” của các dân tộc. Không chỉ một cá nhân có quyền bình đẳng về quyền lợi với một cá nhân khác mà các dân tộc đều sinh ra bình đẳng với nhau về mọi mặt, nghĩa là một dân tộc dù nhỏ bé, dù thuộc chủng tộc da đen, da vàng cũng có quyền bình đẳng với một dân tộc lớn thuộc chủng tộc da trắng của nước tiên tiến nhất Âu, Mĩ. Cuộc tranh đấu ấy cũng là mục tiêu lớn, nội dung lớn của thời đại chúng ta, thời đại mở cửa đầu của Cách mạng tháng Mười, thời đại mà tính chất sẽ được khẳng định trong hội nghị 81 họp năm 1960 tại Ma-xcơ-va. Thực tế cách mạng đã xác định tính thiên tài trong cách nhìn, cách nghĩ của vị lãnh tụ đã từng là đại biểu của các dân tộc thuộc địa và bênh vực họ không biết mệt mỏi trong các hội nghị quốc tế.
Đoạn văn mở đầu hết sức gọn, súc tích. Hai câu trích bổ sung cho nhau. Một lời bình luận, một câu kết thúc, gói lại thật chặt, thật vững.
“Thế mà…”
Chỉ một lớp chuyển tiếp là đủ mở ra hết nội dung của đoạn sau. Nó như một tiếng thở dài uất hận, một lời phê phán nghiêm khắc những kẻ muối mặt, cố tình làm bậy. Và thế là Bản án chế độ thực dân Pháp đã từng được đưa ra trước tòa án lịch sử cách đấy hai mươi năm lại được tóm tắt đưa ra lần nữa trước công luận Việt Nam và thế giới.
Vẫn là lập trường dân tộc rộng rãi của người viết, vẫn là lòng căm giận quân cướp nước thể hiện bằng những lời lẽ súc tích, đanh thép. Những động từ, tính từ, trạng từ đều hết sức nặng để miêu tả bản chất bọn chúng (thẳng tay chém giết, ràng buộc dư luận, cướp không ruộng đất, hàng trăm thứ thuế vô lý…) Vẫn lòng xót xa đối với đất nước lầm than ở tính trữ tình và câu văn giàu hình ảnh (khiến dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu). Vẫn cái giọng châm biếm, đả kích sắc sảo, trí tuệ (thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại trong năm năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật).
Bản tuyên ngôn này chỉ khái quát hai loại tội ác về chính trị và kinh tế, đủ nhắc nhở đồng bào tăng cường cảnh giác và để dùng làm một luận cứ cho lí lẽ của bản Tuyên ngôn: Pháp không có quyền nói đến chuyện “bảo hộ” Việt Nam.
Hết tội xa đến tội gần.
Bọn thực dân Pháp cũng như mọi kẻ áp bức, lúc còn quyền hành thì hống hách, hung bạo, lúc thất thế thì đê hèn, mất hết, mất hết liêm sỉ, giẫm lên nhân phẩm để bám lấy chút sống thừa. Quỳ gối đầu hàng Nhật, chúng gây bao nhiêu tội ác. Đối với nhân dân Việt Nam mà chúng vẫn rêu rao được chúng “bảo hộ”, “khai hóa”, chúng quàng thêm một ách lên đầu. Kết quả thảm hại, cụ thể mà lịch sử Việt Nam và nhân loại ghi bằng chữ máu không thể phai mờ với thời gian là hai triệu người đã chết đói “chỉ riêng từ Quảng Trị đến Bắc Kì”.
Đối với Đồng minh là phe của chúng, chúng phản bội, chúng biến Việt Minh là những người đứng về phe Đồng Minh thành kẻ thù chính, và “thẳng tay khủng bố”.
Nhiều động từ miêu tả được dùng để vẽ lên hình ảnh thảm bại của chúng: quỳ gối đầu hàng, mở cửa rước Nhật, bỏ chạy…Trong sự việc nêu ở câu cuối của đoạn văn mỗi chữ dùng, mỗi nét phác họa đều có ý nghĩa (thậm chí, nhẫn tâm, giết nốt số đông tù chính trị…).
Đối lập với cái ti tiện, cái dã man của chúng là lượng hải hà, là những hành động văn minh của nhân dân ta. Cũng chỉ là những hiện tượng lịch sử. Nhưng đặt vào đây nó có tác dụng như một thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật lên cái khác nhau về bản chất giữa ta và địch, khẳng định thêm về chất nhân đạo của dân ta. Đối với kẻ tay còn đẫm máu Việt Nam, nhân dân và cách mạng Việt Nam vẫn giúp họ, cứu họ, bảo vệ họ. Ba động từ biểu hiện ba hình thái tương quan với kẻ thù, ba trạng thái cụ thể của lòng nhân đạo Việt Nam. Giúp là đối với kẻ còn chủ động, muốn vượt biên giới tránh cái họa của chủ nghĩa phát xít Nhật. Ta thêm cho họ một cái đẩy tay giúp họ vượt được ranh giới giữa mong muốn và hiện thực. Cứu là đối với những kẻ bất lực, trong một tình thế nguy nan tuyệt vọng, những kẻ bị giam trong nhà tù Nhật, chỉ chờ ngày tận số…Ta phá cũi sổ lồng, cứu những con mồi của thần chết. Bảo vệ là đối với những con người đang còn bị đe dọa. Ta cứu họ rồi lại còn tiếp tục bảo vệ, không chỉ tính mạng mà còn cả tài sản nữa. Cái chu đáo của lòng nhân đạo Việt Nam là như thế.
Vậy thì giữa những người Việt Nam như thế và những người Pháp như trên, ai bảo hộ ai? Và người Pháp có quyền gì đối với Việt Nam nữa không?
Việc tính sổ trên đã có thể giải đáp rõ ràng.
Thêm vào đó là một sự thực rành rành: từ tháng 9 - 1940 khi Nhật tràn qua Lạng Sơn vào Việt Nam, Pháp đã đầu hàng Nhật, đã bán chủ quyền nước ta cho Nhật. Về mặt pháp lý, một vật đã bán cho người khác tất thuộc quyền sở hữu của người đó. Và ta đã lấy lại vật ta đã mất từ tay Nhật. Như thế là về mọi mặt, dứt khoát Pháp không còn quan hệ gì với Việt Nam nữa. Bản tuyên ngôn có thể dõng dạc tuyên bố "thoát li hẳn quan hệ với Pháp".
Những từ, những ý lập lại (Sự thật là mùa thu...Sự thật là dân ta...) những ý phủ định thèm vào song song tạ các vế để nhấn mạnh (của Nhật, chứ không phải của Pháp) như chồng chất thêm những tầng lớp cản, ngăn cách dứt khoát mọi thứ bắt mối ảo tưởng về chủ quyền của người Pháp trên đất Việt Nam. Những trạng từ dùng trong quan hệ với Pháp: thoát li hẳn, xóa bỏ hết, xóa bỏ tất cả, như những nhát gươm sắc chém ngọt vào sợi dây dợ còn dính díu.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời không phải là một sự thật ngẫu nhiên. Đó là bước phát triển của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam vĩ đại. Chủ nghĩa anh hùng đó đã "đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ" bằng vô vàn những cuộc khởi nghĩa quật đổ những ngai vàng mà cuối cùng là của vương triều nhà Nguyễn mục nát. Bảo Đại buộc phải thoái vị để làm một người nông dân.
Chủ nghĩa anh hùng đó đã "đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay "bằng gươm súng, bằng máu xương của những Trương Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và của những chiến sỹ vô sản bất khuất kiên cường.
"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị". Một câu trong những câu hiếm của văn chương, cô đúc bao sự kiện lịch sử.
Cảnh về chiều của các tầng lớp thống trị thật buồn, mà những động tác gợi ra ở những điên viên lịch sử trên sân khấu Việt Nam thì thật ngoạn mục. Một kẻ chạy thục mạng đâm đầu xuống hố diệt vong. Một kẻ giơ tay nhận lấy phận đầu hàng. Một kẻ tụt từ trên ngai xuống, hai tay run rẩy nộp ấn, kiếm.
Động từ từ nhanh đến chậm. Nhịp câu văn từ nhanh, chậm lại, rồi ngừng như một chuyến tàu vét lịch sử lao từ xa tới, chậm lại để ngừng vĩnh viễn.
Ách thực dân, họa phát xít, tệ quân quyền, những rác rưởi ấy bị quét sạch, dọn chỗ đón một quốc gia mới, một chế độ mới. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời.
Những lẽ phải không ai chống cãi được, những lẽ phải mà Đồng minh đã công nhận trong các văn kiện còn chưa ráo mực ở hội nghị quốc tế Tê-hê-ran và Cự Kim Sơn, những hành động gan góc mấy năm qua cũng nhằm mục tiêu như Đồng minh: tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, củng cố cái quyền tồn tại của nước Việt Nam mới.
Nhưng trên hết và cơ bản nhất là quyết tâm vững như bàn thạch của cả một dân tộc có bốn nghìn năm bất khuất nói lên qua tiếng nói của vị Chủ tịch đâu tiên của mình: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập".
Ba đoạn cuối của bản tuyên ngôn độc lập là những đoạn văn thép: chất thép của ý chí Hồ Chí Minh, của ý chí Việt Nam.
Chất thép trong lập luận buộc Đồng minh phải công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam, lấy lời của họ để ràng buộc họ. "Chúng tôi tin rằng...". Tin có ý nghĩa tu từ. Mềm đấy, mà rắn đấy. Tin là tỏ vẻ tôn trọng họ, giá định phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là cách buộc họ phải tự trọng, nghĩa là buộc họ không được có sự bất nhất giữa lời nói và việc làm, "Không thể khong công nhận" quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. "Không thể không" hai phủ định nghe vẫn chắc chắn hơn một khẳng định.
Chất thép trong câu tiếp ở cái kết luận tất yếu của một thứ tam đoạn luận độc đáo vì có một vế ẩn mà lại rất rõ. Một dân tộc không chịu khuất phục, đã liên tục chiến đấu chống mọi ách nô lệ Pháp cũng như Nhật, dân tộc đó phải được độc lập. Phe Đồng minh gồm toàn những nước tự do. Một nước đứng về phe Đồng minh, cùng lí tưởng, cùng chiến đấu. Nước đó phải được tự do. Dân tộc đó là dân tộc Việt Nam. Vậy dân tộc Việt Nam phải được độc lập, nước Việt Nam phải được tự do.
Dân tộc, tự do, độc lập. Những từ thiêng liêng đó trở lại cùng với những tính từ gan góc, những trạng ngữ: 80 năm nay, mấy năm nay, những khẳng định: phải được nhưng hùng dũng gõ nhịp trong một điệp khúc của một bài hùng ca đòi quyền sống.
Chất thép trong đoạn cuối cùng là ở tính chất trịnh trọng của bản tuyên bố về một sự thực, về quyết tâm bảo vệ bằng bất cứ giá nào sự thực đó. "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập...Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Mỗi từ, mỗi từ đều có sức nặng và sau đó những lời thề thiêng liêng thét lên từ cửa miệng của một triệu người, trên cái âm vang của làn sóng bốn nghìn năm bất khuất càng thêm vững chắc. Bản tuyên ngôn kết thúc dứt khoát ngoan cường như một lời thách thức. Những kẻ thù của Việt nam mù quáng vì lòng tham, không đủ khôn ngoan sáng suốt lần lượt lao đầu vào chất thép Việt Nam và sẽ nghiệm thấy thấm thía cái ghê gớm trong lời cảnh báo của một Hồ Chí Minh, cảu một Việt Nam dân chủ cộng hòa.
(Lược trích GV Nguyễn Trác)