Change background image

Diễn đàn học sinh trường THPT Lộc Thái - Lộc Ninh - Bình Phước

Mới nhất
Hướng dẫn
Thông báo
Tin tức
Sự kiện
Góp ý
Chức năng
Phòng học
Qkhu 8!
GameOff
GameOn
Game mini
Clip
Ảnh
ẢnhMember
Thư viện
Giải trí
Radio
Khoảng lặng
Cuộc sống
Kiến thức
Căntin
Shop Online
Thủ thuật
Tiêu đềTạo chủ đềGửi cuốiChuyên mụcBìnhXem
Bài gửi sau cùng
Bài từ lần truy cập trước
Bài bạn đã tham gia thảo luận
Bài chưa ai trả lời

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

26/11/2011, 05:45
lynk_lu
lynk_lu

Level 11

MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát mãnh liệt về hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.
- Nắm được nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của bài thơ

I. Tìm hiểu chung

1. Tiểu dẫn


- Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình công chức. Mẹ mất sớm, Xuân Quỳnh ở với bà nội.

- 13 tuổi, Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa đoàn văn công Trung ương, Biên tập báo Văn nghệ, biên tập viên NXB Tác phẩm mới, Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khoá III. Xuân Quỳnh mất đột ngột cùng chồng là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (chiều 29/4/1988).

- Tác phẩm gồm có:

+ Tơ tằm, chồi biếc (in chung với Cẩn Lai) (1963)
+ Hoa dọc chiến hào (1968)
+ Gió Lào cát trắng (1974)
+ Lời ru trên mặt đất (1978)
+ Tự hát (1984)
+ Sân ga chiều em đi (1984)
+ Hoa cỏ may (1989) (sau khi nhà thơ mất)
Một số tập dành riêng cho thiếu nhi
Truyện: Bến tàu trong thành phố, Bầu trời trong quả trứng, Vẫn còn ông trăng khác.

- Truyện viết cho thiếu nhi mang đến cho các em những tình cảm trong trẻo, trìu mến, nhân hậu và cái nhìn hỏm hỉnh thông minh.

- Xuân Quỳnh được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau 1945. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, vừa lắng sâu trải nghiệm suy tư. Cái tôi của thi sĩ là cái tôi thành thật:

Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu vạn lần cay đắng…

- Xuân Quỳnh thể hiện trong thơ khát vọng sống, khát vọng yêu và đi liền với nó là những dự cảm về sự biến suy, phai bạc:

+ “Bây giờ yêu mai có thể xa rồi”

+ “Mùa thu hoa vẫn vàng như thế
Chỉ em là đã khác với em xưa”

- Thơ Xuân Quỳnh nổi bật ở vẻ đẹp nữ tính. Đó là thiên chức làm vợ, làm mẹ với tâm hồn tinh tế, chăm lo, tạo dựng đời sống bình yên. Thơ Xuân Quỳnh cũng là thơ tự bộc bạch giãi bày, mong được nương tựa, chở che, gắn bó.

2. Bài thơ Sóng

a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác

- Bài thơ viết năm 1967. Lúc này Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi 25. Người phụ nữ ở độ tuổi này có suy nghĩ rất chín về tình yêu. Mặt khác cũng thấy được ý thức của cái tôi bên cạnh cái ta chung.

- Tác giả cũng không đặt tình yêu trong quan hệ cảm tính một chiều mà thể hiện khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá. Cảm xúc thơ do vậy vừa sôi nổi mãnh liệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lí.

b. Chủ đề

Sóng và em là hai hình tượng sóng đôi, để từ đó những khám phá về sóng, em thấy mình. Tình yêu trong em là sự vươn lên cái cao cả, lớn lao, là nỗi nhớ thương, thuỷ chung son sắt. Đồng thời là khát vọng mãnh liệt của tình yêu, nỗi lo âu giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô cùng, vô hạn của thời gian.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Cấu trúc bài t


- Bài thơ có cấu trúc song hành giữa sóng và em. Sóng cũng là em mà em cũng là sóng.

+ Sóng nước xôn xao, triền miên vô tận, gợi sóng lòng em tràn đầy khao khát trước tình yêu đôi lứa

+ Cả bài thơ đoạn nào cũng nói về sóng, miêu tả nhiều về sóng.

* Giàu biến thái (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ…). Đó là

* Sóng có tính cách phức tạp nhưng mang vẻ thống nhất của tự nhiên.

Đó là sinh ra từ biển. Sóng là nỗi khát khao của biển, là sự hoà hợp giữa biển và bờ. “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở”.

+ Âm điệu bài thơ cũng là âm điệu của sóng

* Thể thơ năm chữ tạo ra giai điệu sóng vỗ

* hoà trộn âm thanh của sóng vỗ với tâm trạng người con gái đang yêu. Đó là khao khát, nhớ thương, hờn giận. Sóng cũng là em vì lẽ đó.

2. Nhận thức về bản thân qua mỗi khám phá về sóng

- hai khổ đầu:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
...
Bồi hồi trong ngực trẻ

Hai câu đầu: “Dữ dội... lặng lẽ” tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em. Khi tình yêu đến với người con gái, họ có thể sôi nổi, cười, nói, hát suốt ngày. Nhưng cũng có lúc lặng lẽ trong suy tư. Điều đáng nhớ là khát vọng tình yêu, nhất là tình yêu đôi lứa bao giờ cũng thường trực trong trái tim tuổi trẻ:

Ôi con sóng ngày xưa
...
Bồi hồi trong ngực trẻ

Điều đáng nói nhất ở hai khổ thơ này là sự chủ động của người con gái khi yêu:

Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Chủ động không phải là ngỏ lời mà vươn tới cái cao cả, cái lớn lao.

- Khổ 3 và 4

Trước muôn trùng sóng bể
.....
Khi nào ta yêu nhau

“Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi. Em nhận thức được “Sóng bắt đầu từ gió”. Nhưng gió từ đâu? Nào ai biết. Người ta có thể chứng minh nguồn gốc của gió qua ngành khoa học. Nhưng không thể giải thích được nguồn gốc của tình yêu. Có nhà thơ tự bộc bạch:

Anh yêu em vì sao không biểt rõ
Chỉ biết yêu em, anh thấy yêu đời
Như chim bay tỏa hút khí trời
Như ruộng lúa uống dòng nước ngọt
Và cũng có người:
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả gian lao tươi thắm vô ngần

Họ yêu nhau. Nhưng hỏi tình yêu bắt đầu từ đâu và tình yêu là gì thì có bao nhiêu cách trả lời.

Nhân vật em trong bài thơ của Xuân Quỳnh cũng cảm nhận thấy điều ấy. Nguồn gốc tình yêu rất lạ lùng. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Không ai có thể tìm thấy câu trả lời tình yêu bắt đầu từ đâu? Tình yêu hấp dẫn là ở chỗ đó. Thơ Xuân Quỳnh sâu sắc và tế nhị vì khát vọng về tình yêu thực sự là nhu cầu tự nhận thức và khám phá.

- Ba khổ thơ (5, 6, 7)

Con sóng dưới lòng sâu
....
Dù muôn vời cách trở

- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”
Nhớ:

+ Gắn với không gian dưới lòng sâu, trên mặt nước

+ Gắn với bờ

+ Không ngủ được

+ Đến anh

Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức. Hai câu thơ đọng lại điều sâu sắc nhất: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.Nhớ cả lúc tỉnh, cả trong vô thức.

Khổ 6, 7 mượn hình ảnh sóng vỗ vào bờ “Con nào chẳng tới bờ” để khẳng định tấm lòng son sắt thuỷ chung. Dù đi đâu vào Nam ra Bắc, em đều nghĩ tới anh, hướng về anh.

- Hai khổ 8, 9:

Cuộc đời tuy dài thế
...
Để ngàn năm còn vỗ

Khổ thơ thứ tám là khổ khắc khoải tự nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc trong cái qui luật muôn thuở của con người.

- Biển vẫn rộng, gió thổi, mây vẫn bay. Những hình ảnh này là biểu hiện sự nhạy cảm với cái vô hạn của vũ trụ. So với cái vô cùng, vô tận ấy, cuộc sống con người thật ngắn ngủi. Một tiếng thở dài nuối tiếc. Nhịp thơ lúc này như lắng xuống, hình ảnh thơ mở ra qua các từ (đi qua, biển dẫu rộng, bay về xa). Nhận thức, khám phá, thơ Xuân Quỳnh mang đến những dự cảm. Đó là nỗi lo âu, sự trăn trở bởi hạnh phúc hữu hạn của đời người giữa cái vô cùng, vô tận của thời gian.

- Suy nghĩ như thể, thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành khát vọng:

“Làm sao được tan ra
...còn vỗ”

Khao khát tình yêu của mình hoà trong tình yêu của mọi người. “Tan ra” không phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.

(Sưu tầm)

----------------------------------------------------------------------
Sóng- Biểu tượng của tình yêu đằm thắm hoà quyện với mãnh liệt...


“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.

Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hoá thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hoà nhập, lúc sự phân thân của “em” - người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái.

Sóng biến hoá, sóng vỗ liên hồi, triền miên và bất tận:

“Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ”


Trạng thái của sóng cũng là tâm trạng khi yêu, là khát vọng to lớn, mạnh mẽ về một tình yêu chân thành. Hành trình của sóng từ sông ra đại dương:

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”


Nơi mênh mông dạt dào, có đến nơi biển rộng trời cao sóng mới được vẫy vùng, mới thực sự tìm thấy mình trong sức sống mạnh mẽ với những khát khao to lớn. Sóng được làm biểu tượng của tình yêu. Miêu tả sóng biến hoá là cũng để nói lên cái phức tạp, đa dạng, khó hiểu của tình yêu. Cũng giống như sóng biển, tình yêu là một hiện tượng kỳ diệu của con người. Con sóng “ngày xưa” và con sóng “ngày sau” vẫn thế - triền miên, bất tận. Cũng như tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, của đôi lứa, cuả anh và em:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
.

Con sóng tìm đến biển, đến đại dương là để tự hiểu mình. Cũng như em “khát” được đến bên anh, đến với một tình yêu đẹp để hiểu rõ hơn về tâm hồn em về con người đích thực của em. Người con gái hỏi sóng hay đang tự hỏi chính mình:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

cái giây phút giao duyên của đôi lứa. “Khi nào ta yêu nhau” tìm được một câu trả lời thật khó, bởi tình yêu là một hiện tượng, một thứ tình cảm khó có thể cắt nghĩa được. Bởi vậy trong bài thơ tình số 21 của thi hào Tagor đã viết rằng :“Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậyNhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”

Câu thơ “khi nào ta yêu nhau” đã diễn tả đúng nỗi niềm điển hình của những trai gái đang sống trong tình yêu đẹp. Sóng vỗ “dữ dội - dịu êm” , “ồn ào - lặng lẽ”, sóng “dưói lòng sâu” “sóng” trên mặt nước”, sóng nhớ bờ, đó là biểu hiện của tình yêu và nỗi nhớ. Yêu chân thành tha thiết, nhớ bồi hồi triền miên. Nỗi nhớ ấy day dứt, dày vò, choán đầy cả không gian, thấm trong chiều sâu, bề rộng, trải trong chiều dài thời gian:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khôn
g ngủ được”

Thật tự nhiên và thơ mộng, con sóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với thời gian và đại dương. Cũng giống như bên đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người con gái cũng bồi hồi nhớ thương:

“Lòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”

“Còn thức” tức là lúc nào em cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh ... Một tình yêu cuồng nhiệt, say mê. Con sóng khao khát được đến bờ để được vỗ về, ve vuốt:

“Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi” (Xuân Diệu)

Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hoà nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Người con gái đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Chân thật và thuỷ chung là đặc tính của tình yêu: “Dẫu xuôi về phương Bắc ... Hướng về anh một phương”.

Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái, khát vọng được sống hết mình trong một tình yêu đẹp, sắt son thuỷ chung. Người ta thường nói xuôi vào Nam, ngược ra Bắc; nhưng ở đây, trong nỗi nhớ chất đầy nhà thơ lại dùng ngược lại. Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn.Cuối cùng sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn được hoà nhịp vào biển lớn của tình yêu cộng đồng:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ” .

Cả bài thơ, nếu kể đến nhan đề, thì tác giả đã mười một lần nhắc đến từ “sóng”. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao. Sóng cho ta nhiều ấn tượng về âm điệu của sóng, cũng như giọng điệu tâm tình, nhịp điệu của bài thơ. Thơ hồn nhiên, liền mạch về cảm xúc, trong sáng trong cách diễn đạt của tác giả. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái.

Từ hình tượng “sóng” Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Với tình yêu chân thành, thắm thiết, người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Yêu là nhớ ngày mong đêm, người phụ nữ khát khao được hoà nhập gần gũi trong tình yêu ấy. Họ yêu thật nồng nàn, say đắm, thủy chung !

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được” .

Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

(Sưu tầm)
___________________

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà lynk_lu
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     
    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất